- Nghề nào cũng có áp lực là quy luật không thể tránh khỏi. Xong người làm nghề kinh doanh có lẽ là những người chịu nhiều áp lực nhất. Bên cạnh các áp lực cuộc sống, áp lực công việc, họ còn phải chịu áp lực về mặt doanh số, áp lực từ phía khách hàng.
1. Dám đối mặt với thất bại
Kể cả khi bạn đủ tự tin nắm chắc phần thắng có thể chốt được đơn hàng của khách, mọi thứ vẫn có thể thay đổi. Khách hàng của bạn vẫn có thể lật ngửa ván bài, nói lời xin lỗi và đưa ra lý do giải thích tại sao. Mặc dù những trường hợp như thế này hiếm khi xảy ra nhưng không phải là không có.
Hơn nữa là một nhân viên kinh doanh, bạn phải hiểu rõ rằng thất bại trong kinh doanh là chuyện bình thường. Quan trọng nhất vẫn là bài học, kinh nghiệm mà bạn rút ra được sau mỗi lần vấp ngã, dám bản lĩnh đứng dậy bước tiếp thay vì cứ ngồi đấy mà ủ rũ, mà chán nản, suy nghĩ tiêu cực, rồi thì stress, lại stress cứ trong vòng luẩn quẩn. Dám đối mặt với thất bại nó sẽ là yếu tố giúp bạn trở thành nhân viên kinh doanh giỏi chuyên nghiệp, bạn phải dám đối mặt với thất bại dám liều lĩnh thì mới có được thành công, thành công sẽ không đến với những ai bỏ cuộc giữa chừng.
2. Quản lý khối lượng công việc
Phải tiếp nhận và xử lý cả đống công việc khiến bạn cảm thấy áp lực, sợ hãi. Thay vì bận tâm đến nó, bạn nên dành thời gian lên kế hoạch làm việc khoa học, xử lý từng công việc một, ưu tiên xử lý các công việc quan trọng trước. Điều này giúp bạn có thể lấy lại được cân bằng trong cuộc sống và công việc, và giải tỏa nỗi sợ hãi mang tên áp lực công việc. Có được cách quản lý khối công việc tốt được coi là chìa khóa thành công cho nhân viên kinh doanh, nếu bạn không biết cách quản lý khối công việc của mình thì bạn sẽ không thể có được cách giải quyết tốt, và đương nhiên hiệu quả công việc sẽ không được cao.
Không có công việc nào là không có áp lực, vậy nên bạn cần biết vượt qua chúng
3. Giải trí, thư giãn
Khi tâm lý căng thẳng, công việc áp lực, chưa nói đến một nhân viên kinh doanh, mà ngay cả người bình thường cũng không thể nào mà tập trung vào việc hoàn thành, giải quyết tốt các công việc được giao.
Khi nào cảm thấy áp lực, căng thẳng trong công việc, tốt nhất bạn nên gạt công việc qua một bên, tìm đến các thói quen, sở thích của mình như nghe nhạc, xem phim, vào Facebook… Để giải tỏa stress đến khi nào cảm thấy thoải mái thì quay lại tiếp tục xử lý công việc.
4. Đừng có tham mà ôm nhiều việc
Khi đã đủ áp lực công việc, đủ stress rồi thì đừng có tham mà nhận thêm việc. Team của bạn thiếu gì người làm được việc đâu mà bạn phải nhận. Phải biết học cách từ chối và bày tỏ rõ nguyện vọng với người quản lý của mình chứ đừng nề hà mà ôm rơm nặng bụng, việc này chưa xong việc kia đã tới, việc nối tiếp việc rồi áp lực chồng chất áp lực. Lúc đấy thì bạn biết trách ai bây giờ.
Trên đây tôi, Dr. Sale vừa bật mí cho bạn 4 bí quyết giúp dân kinh doanh vượt qua nỗi sợ hãi mang tên áp lực công việc. Suy cho cùng thì nghề nào cũng có áp lực cả, chỉ có điều là bạn dám chấp nhận và đối phó với nó như thế nào mà thôi. Thay vì sư nghĩ tiêu cực, hay cứ lạc quan, yêu đời, vượt qua khó khăn, thách thức trong cuộc sống.
#tapdoanbm.com#
#doanhnhanytuong.net#
#drsalesgroup.com#